Lịch sử về cấy ghép implant nha khoa
Việc thay thế răng bị mất bằng một vật gắn sâu vào xương hàm không phải là điều mới lạ. Khảo cổ học cho thấy người Ai cập và người Nam Mỹ cổ xưa đã thay thế những răng thật đã mất bằng ngà voi, vỏ sò hoặc gỗ mài nhỏ. Thế kỷ 18, y văn cũng có ghi nhận vài trường hợp ghép răng của những người cho tặng.
"Kỹ thuật Implant" ban đầu có vẻ thô sơ, nhưng cũng là ước mơ và là nền tảng ban đầu cho sự tìm tòi, nghiên cứu và phát triển kỹ thuật cấy ghép răng. (Hình: Răng cấy ghép bằng vỏ sò cắm vào xương hàm của người Ai cập cổ.)
Đầu thế kỷ 19, các bác sĩ đã dùng các vật liệu bằng vàng, bạch kim,.. để thực hiện việc cấy ghép nhưng tỉ lệ thành công thật khiêm tốn. Vấn đề chính của sự thành công là vật liệu để cấy ghép.
"Kỹ thuật Implant" ban đầu có vẻ thô sơ, nhưng cũng là ước mơ và là nền tảng ban đầu cho sự tìm tòi, nghiên cứu và phát triển kỹ thuật cấy ghép răng. (Hình: Răng cấy ghép bằng vỏ sò cắm vào xương hàm của người Ai cập cổ.)
Đầu thế kỷ 19, các bác sĩ đã dùng các vật liệu bằng vàng, bạch kim,.. để thực hiện việc cấy ghép nhưng tỉ lệ thành công thật khiêm tốn. Vấn đề chính của sự thành công là vật liệu để cấy ghép.
Hình bên là Lasson, bệnh nhân cấy ghép răng bằng titanium đầu tiên năm 1965 và BS. Branemark, người tìm ra titanium làm vật liệu cấy ghép.
Mãi đến 1952, GS. Per Ingvar Branemark, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Lund, Thụy Điển đã có công nghiên cứu, lập báo cáo chuyên đề khoa học về đề tài "Vật liệu ghép trong hhẫu thuật chỉnh hình".
Việc phát hiện ra vật liệu làm Implant rất tình cờ. Trong một lần phẫu thuật nối lại xương đùi bị gãy của một chú thỏ, Ông đã đặt một trụ titanium vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy. Sau vài tháng trôi qua, khi xương thỏ đã lành và Ông muốn lấy chốt titanium ra nhưng không thể nào lấy được. Tiếp tục theo dõi sau nhiều tháng nữa và Ông nhận thấy không có một phản ứng nào trong đối với chốt cố định titanium
Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và từng bước tiến hành, ông cũng ghi nhận không có một phản ứng sinh - hóa học nào tác động xấu trên cơ thể sống. Ông gọi hiện tượng đó là "Sự tương hợp - tích hợp xương" (Osseointegration)
" Càng nhìn sâu về quá khứ,
càng thấu hiểu tương lai."
Mãi đến 1952, GS. Per Ingvar Branemark, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Lund, Thụy Điển đã có công nghiên cứu, lập báo cáo chuyên đề khoa học về đề tài "Vật liệu ghép trong hhẫu thuật chỉnh hình".
Việc phát hiện ra vật liệu làm Implant rất tình cờ. Trong một lần phẫu thuật nối lại xương đùi bị gãy của một chú thỏ, Ông đã đặt một trụ titanium vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy. Sau vài tháng trôi qua, khi xương thỏ đã lành và Ông muốn lấy chốt titanium ra nhưng không thể nào lấy được. Tiếp tục theo dõi sau nhiều tháng nữa và Ông nhận thấy không có một phản ứng nào trong đối với chốt cố định titanium
Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và từng bước tiến hành, ông cũng ghi nhận không có một phản ứng sinh - hóa học nào tác động xấu trên cơ thể sống. Ông gọi hiện tượng đó là "Sự tương hợp - tích hợp xương" (Osseointegration)
Titanium trở thành chất liệu mở đường cho thành công của cấy ghép răng. Cacấy ghép răng bằng titanium đầu tiên được thực hiện vào năm 1965 tại Thụy Điển. Sau 40 năm răng cấy ghép đó vẫn còn tồn tại và ăn nhai tốt.
Đến nay, kỹ thuật cấy ghép răng đã có sự phát triển không ngừng: cấu trúc implant hoàn chỉnh, máy móc, trang thiết bị tối tân, kỹ thuật Implant trở nên rất đơn giản và tiện lợi cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Chúng ta đang ở vào thời đại mà kỹ thuật cấy ghép răng đã rất thành công và phát triển, nó mang đến cho hàng triệu người trên thế giới chiếc răng giả hoàn hảo nhất.